Tốc độ website được xem là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ một trang web nào của doanh nghiệp hiện nay khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm và quyết định mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, rất nhiều nhà quản trị vì không đánh giá được tầm quan trọng của nó mà để cho tốc độ website bị chậm chạp khiến cho khả năng bán hàng bị suy giảm đáng kể.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số nguyên nhân khiến tốc độ website bị chậm để từ đó mọi người sẽ có phương án khắc phục hợp lý và nhanh chóng.
Hosting không chất lượng
Hosting được định nghĩa là địa chỉ lưu trữ thông tin của website trên môi trường internet. Việc sử dụng hosting không chất lượng, cấu hình thấp, không được tối ưu từ đó bị quá tải khi sử dụng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tốc độ website bị chậm. Giải pháp khắc phục là lựa chọn các đơn vị cung cấp hosting uy tín, chất lượng trên thị trường.
Không sử dụng hệ thống phân giải DNS
Việc sử dụng tên miền cũng là một nguyên nhân khiến tốc độ tải trạng bị chậm mà đôi khi nhiều người cũng không biết. Theo các chuyên gia về lập trình web thì tên miền có ảnh hưởng đến tổng thời gian của trang. Cách tốt nhất là sử dụng hệ thống phân giải tên miền DNS để có tốc độ tải trang tốt nhất.
Cài quá nhiều plugin
Plugin là các công cụ hỗ trợ rất tốt cho việc xây dựng website vì vậy mà rất nhiều người thường xuyên lạm dụng cài đặt quá nhiều plugin kể cả khi chúng thật sự không cần thiết kế. Một số plugin không còn giá trị sử dụng nữa nhưng lại chiếm quá nhiều tài nguyên khiến database trở nên cồng kềnh. Giải pháp là hạn chế sử dụng plugin trên website, những plugin nào không sử dụng thì nên loại bỏ tránh xảy ra tình trạng load trang bị chậm.
Sử dụng nhiều widget
Việc sử dụng Widget sẽ giúp cho website trở nên đẹp và thân thiện hơn với nhiều dùng tuy nhiên nó cũng gây ảnh hưởng nhiều khiến cho tốc độ tải trang bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi kết nối website với các mạng xã hội như Facebook, Google+…Mọi người nên hạn chế sử dụng nhiều Widget để tối ưu hóa tốc độ tải trang.
Sử dụng nhiều theme nặng
Nếu mọi người sử dụng một số nền tảng hỗ trợ thiết kế web như WordPress, Workflow hay Wix thì rất dễ gặp phải tình trạng tốc độ tải trang bị chậm do các công cụ này thường sở hữu rất nhiều tính năng màu mè, theme dư thừa khiến cho tốc độ tải trang bị ì ạch. Để giảm tải tình trạng này, mọi người cần tối ưu hóa lại website bằng code hoặc công cụ hỗ trợ để giúp website trở nên nhẹ nhàng hơn.
Trong trường hợp việc sử dụng các nền tảng thiết kế web mã nguồn mở không đáp ứng được nhu cầu sử dụng web để phục vụ hoạt động bán hàng của tổ chức, mọi người cần sử dụng các website được thiết kế theo mã nguồn code tay từ những dịch vụ thiết kế web uy tín trên thị trường như Bizfly Website. Đây là dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp nhất trên thị trường hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng website bán hàng, giới thiệu thương hiệu.
Có quá nhiều hình ảnh quảng cáo
Sử dụng các hình thức quảng cáo trên website là phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp triển khai để mục đích tăng khả năng thu hút và tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng. Tuy nhiên, việc này lại như một con dao hai lưỡi, chèn quá nhiều hình ảnh quảng cáo vào website sẽ khiến tốc độ web bị chậm chạp. Vì vậy mọi người cần phải hạn chế khi sử dụng quá nhiều quảng cáo trên website mà chỉ tập trung vào quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất.
Không tối ưu dữ liệu và cache
Cache hay còn gọi là bộ nhớ đệm là một phương pháp vô cùng hiệu quả để tối ưu hóa tốc độ tải trang. Việc của mọi người không chỉ là cache dữ liệu máy chủ web mà còn phải thiết lập để có thể cache dữ liệu ở trên trình duyệt của người dùng. Các bản cache sẽ giúp cho tốc độ tải trang nhanh hơn vì những tài nguyên tĩnh như là hình ảnh, JS hay CSS…
Trên đây là toàn bộ thông tin về các nguyên nhân khiến cho tốc độ tải trang bị chậm và những phương pháp để cải thiện tốc độ tải trang hiệu quả. Hy vọng với bài viết trên đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này và có cách thức cải thiện tải trang tốt hơn.
Thông tin bài viết được tham khảo tại nguồn “Các nguyên nhân website load chậm phổ biến mà ai cũng gặp phải” – Bizfly.vn