Cách Viết Personal Statement Chỉ Với 4 Bước (Kèm 3 Mẫu Hot)
Nếu bạn có ý định đi du học trong tương lai hoặc đang chuẩn bị hồ sơ du học và cần tìm hiểu về Personal Statement? Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết Personal Statement và chia sẻ các mẫu haygiúp bạn vừa thể hiện được bản thân vừa gây ấn tượng tốt với hội đồng xét tuyển. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Personal Statement là gì?
Personal Statement là gì?
Personal Statement được hiểu là một bài luận cá nhân có độ dài khoảng 500 – 1000 từ trình bày khái quát về bản thân và những lý do tại sao bạn muốn ứng tuyển.
Đây là phần quan trọng quyết định “sức nặng” của một bộ hồ sơ xin học bổng (xin theo học tại một số trường) và là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ loại hồ sơ du học nào.
Một Personal Statement hay cần trả lời được 4 loại câu hỏi (3W-1H) sau đây:
- Who: Bạn là ai? Bạn thích và đam mê điều gì? Những điểm nổi bật/thế mạnh của bạn là gì?…
- Why: Lý do bạn muốn đi du học? Tại sao bạn muốn ứng tuyển loại học bổng này? Tại sao bạn chọn trường này, ngành học này?…
- What: Chương trình học này sẽ đem lại lợi ích gì cho bạn? Bạn kỳ vọng gì về khóa học/ngành học này? Mục tiêu của bạn trong tương lai là gì?…
- How: Bạn dự định sẽ ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã học được từ chương trình đào tạo như thế nào?…
2. Cách viết Personal Statement đúng chuẩn 4 bước
Cách viết Personal Statement đúng chuẩn theo 4 bước
Bên cạnh thông tin và chứng chỉ về thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc, Personal Statement sẽ là một tiêu chí quyết định giúp bộ hồ sơ của bạn có thể nổi bật giữa những ứng viên khác.
Dưới đây là 4 bước viết một Personal Statement đúng chuẩn để được hội đồng tuyển sinh đánh giá cao.
2.1. Giới thiệu khái quát về bản thân
Nội dung đầu tiên trong bài luận cá nhân chính là giới thiệu ngắn gọn về bản thân. Đây là những thông tin giúp hội đồng xét tuyển xác định được bạn là ai, có những đặc điểm gì, lý do bạn lựa chọn và quyết định ứng tuyển vào khóa học.
Cụ thể, nội dung cần trình bày:
- Trình độ học vấn (Education)
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn (Short term and Long term)
- Ấn tượng về trường, loại học bổng hoặc chương trình du học mong muốn đăng ký (Impression)
- Đam mê của bản thân, những động lực và hoạt động đã tham gia để thực hiện đam mê đó (Passion and Motivation)
- Mong muốn đạt được sau khóa học (Desire)
2.2. Trình bày lý do tại sao bạn nghĩ rằng mình phù hợp với ngành học đó
Trong phần này, bạn cần cho hội đồng nhận thấy được lý do tại sao bạn phù hợp với ngành học đã chọn. Bạn nên đề cập trong Personal Statement những nền tảng bạn đang có để có thể đáp ứng được yêu cầu cũng như thể hiện sự chuẩn bị và sẵn sàng như thế nào của bạn cho khóa học này.
Hãy tập trung viết chi tiết những thông tin sau:
- Sở thích cá nhân liên quan đến ngành học
- Kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho việc học tập và quá trình làm việc cũng như nêu ví dụ cụ thể về cách phát triển kỹ năng như thế nào hoặc kể về trường hợp bạn đã vận dụng và phát huy kỹ năng đó vào thực tiễn.
- Kinh nghiệm làm việc trong thực tế bao gồm: tên doanh nghiệp, vị trí và các công việc đã làm
- Bài học rút ra từ các khóa học đào tạo chuyên sâu liên quan đến ngành học
- Các câu lạc bộ và tổ chức trong các lĩnh vực liên quan đã tham gia
- Các hoạt động tình nguyện và hoạt động ngoại khóa từng thực hiện
2.3. Trình bày lý do tại sao bạn khác biệt và xứng đáng được chọn
Để người xét tuyển nhận thấy bạn là một cá thể đặc biệt, bạn cần thể hiện được lý do tại sao bạn khác biệt và xứng đáng được chọn trong rất nhiều bộ hồ sơ ứng tuyển.
Nếu như các phần trên, bạn đã trình bày đầy đủ về những yếu tố cho thấy bạn phù hợp với khóa học thì đến phần này, bạn cần đưa ra những thành tựu nổi bật đã đạt được trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân. Điều này vô cùng quan trọng giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ và nhận thấy được giá trị của bạn.
Những thành tựu bạn có thể trình bày ngắn gọn như:
- Thành tích trong học tập như: thứ hạng tại trường (thủ khoa, á khoa,…), bài nghiên cứu khoa học đạt điểm cao, giải thưởng về các cuộc thi học thuật đã tham gia,…
- Chứng nhận khen thưởng do đơn vị làm việc cấp
- Bằng cấp, chứng chỉ đã đạt được: chứng chỉ Tiếng anh quốc tế (TOEFL/IELTS/…), AP (Advanced Placement), GMAT (Graduate Management Admission Test),… và các chứng chỉ nghiệp vụ liên quan
Nếu bạn không có nhiều thành tích thể hiện qua các bằng cấp, giấy chứng nhận, bạn có thể trình bày về những điều đã làm khiến bạn tự hào có thể là giải quyết các tình huống khó trong quá trình học tập và làm việc hoặc đề xuất các ý tưởng và phương án hay đóng góp vào sự hoàn thiện và phát triển tại nơi công tác.
2.4. Phần cuối: Khẳng định quyết tâm được học tập tại trường
Điều cuối cùng bạn cần làm để hoàn thiện bài luận cá nhân của mình là hãy khẳng định lại sự quyết tâm mong muốn học tập tại trường để hội đồng tuyển sinh sẽ chú ý và xem xét đơn ứng tuyển của bạn.
- Các dự định của bạn trong tương lai
- Những kỳ vọng của bạn về khóa học
- Khóa học sẽ đem đến cho bạn những lợi ích gì trên con đường thực hiện dự định của mình
- Có thể thêm một câu châm ngôn để thể hiện quan điểm sống của bản thân và để lại ấn tượng cho người xem
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ uy tín cung cấp dịch vụ viết thuê assignment bạn hãy tham khảo và xem thông tin chi tiết về dịch vụ và cách làm việc của chúng tôi.
3. Tổng hợp 5 lưu ý khi viết Personal Statement
Tổng hợp 5 lưu ý khi viết Personal Statement
Nắm vững khái niệm và cách viết Personal Statement chưa thật sự đủ để tạo nên một bài luận cá nhân hoàn chỉnh. Bạn hãy “bỏ túi” ngay 5 lưu ý khi viết bài để giúp hồ sơ của bạn thêm chuyên nghiệp, tạo ấn tượng cho hội đồng tuyển sinh.
3.1. Mở bài ấn tượng
Phần đầu tiên trong bài luận là yếu tố quan trọng để tạo ấn tượng, lôi cuốn người xem. Nó quyết định đến việc hội đồng tuyển sinh có tiếp tục xem bài luận đó hay không. Chính vì vậy, hãy dành thời gian suy nghĩ một mở bài thật độc đáo và thu hút.
Gợi ý 2 cách để bạn có thể bắt đầu một bài luận cá nhân:
- Một câu chuyện hài hước, thú vị của bản thân có liên quan đến lĩnh vực đang ứng tuyển. Hãy đề cập đến câu chuyện xảy ra gần đây, là những điều truyền cảm hứng cho bạn ở hiện tại, không phải trong quá khứ xa xôi.
- Đi thẳng vào vấn đề thể hiện rằng bạn biết bạn đang quan tâm và cần gì. Bạn có thể trả lời cho câu hỏi tại sao bạn lại hứng thú đến lĩnh vực này hoặc điều gì khiến bạn ấn tượng và muốn tìm hiểu thêm về khóa học.
3 mẹo khi viết phần mở bài:
- Cô đọng và dễ hiểu, tránh sao chép rập khuôn từ các bài mẫu có sẵn khiến để tránh sự nhàm chán.
- Đừng suy nghĩ quá mức về những thứ sâu xa, hào nhoáng, hãy viết những điều gần gũi xảy ra xung quanh bạn.
- Nếu chưa nghĩ ra nội dung để viết phần đầu, hãy bắt đầu với đoạn hai là những lý do chính nhà tuyển dụng quan tâm và viết phần giới thiệu sau cùng.
3.2. Chọn lọc các thành tích ấn tượng nhất
Một Personal Statement chỉ giới hạn nội dung trong khoảng 1000 từ. Chính vì vậy, không nên ghi tất cả thành tích bản thân vào bài luận. Việc trình bày quá nhiều sẽ làm loãng thông tin và người xem cũng không đánh giá cao về nội dung của bài.
Thay vào đó, bạn nên:
- Chọn lọc những thành tích nổi bật của bản thân và có giá trị, ảnh hưởng trong phạm vi lớn như phạm vi toàn trường, thành phố, quốc gia,…
- Chỉ liệt kê những thành tích liên quan đến lĩnh vực bạn đang ứng tuyển cho việc xin theo học, xin học bổng du học.
- Các chứng chỉ, bằng cấp phải do các tổ chức, đơn vị uy tín cấp và công nhận.
3.3. Chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân
Chia sẻ kinh nghiệm là một trong những phần quan trọng trong bài luận cá nhân. Những kinh nghiệm thực tế mà bạn có được giúp phía hội đồng đánh giá được một phần năng lực, tính cách và nhận thấy khả năng phát triển trong tương lai của bạn.
Tương tự như trình bày về các thành tựu của bạn thân, khi chia sẻ kinh nghiệm bạn cần lưu ý 3 điểm sau:
- Tìm ra các giá trị quý báu nhất để đưa ra và phân tích kỹ làm nổi bật lên kinh nghiệm, kỹ năng và thế mạnh của bản thân, thể hiện rằng bạn phù hợp với vị trí đó.
- Không nên nêu ra tất cả những kinh nghiệm của bạn, chỉ cần trình bày sự hiểu biết có liên quan đến lĩnh vực bạn muốn theo học. Như vậy hội đồng tuyển sinh sẽ thấy được bạn thật sự muốn chinh phục ngành học đó.
- Những kinh nghiệm, kiến thức được viết trong bài phải có tác động và ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện các kế hoạch trong tương lai của bạn.
3.4. Sử dụng từ ngữ và cách biểu đạt phù hợp
Từ ngữ và cách diễn đạt trong bài luận cá nhân cũng cần phải được chú trọng. Việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ hợp lý sẽ tạo được sự thiện cảm, giúp bạn dễ “ghi điểm” đối với hội đồng xét tuyển.
6 lưu ý quan trọng trong cách dùng từ trong bài luận:
- Sử dụng các từ vựng mang nghĩa tích cực như đạt được, mong muốn, học hỏi, phát triển, khám phá, say mê,…
- Nên dùng các câu khẳng định, không nên dùng các từ ngữ phủ định như: not, any, no, nothing, less, rarely, hardly, seldom,…
- Tránh dùng quá nhiều từ ngữ hoa mỹ, ngữ pháp cầu kỳ. Thay vào đó, hãy sử dụng những câu văn ngắn gọn, gần gũi.
- Không viết tắt hoặc sử dụng tiếng lóng trong bài luận, hãy dùng các từ ngữ trang trọng, chuyên nghiệp dùng trong văn viết.
- Có thể thêm dấu ấn cá nhân thông qua cách diễn đạt để thể hiện sự sáng tạo và khác biệt
- Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp bằng cách đọc đi đọc lại bài luận nhiều lần kết hợp với các phần mềm, trang web check lỗi tự động.
3.5. Luôn trung thực với các thông tin đưa ra
Một yếu tố rất quan trọng khi viết Personal Statement đó là đảm bảo tính trung thực với các thông tin đưa ra. Điều này giúp hội đồng tuyển sinh đánh giá cao bài luận vì nhận thấy được sự chân thành và đầu tư của bạn.
- Đừng phóng đại, phô trương bản thân quá nhiều vì sẽ phản tác dụng khi hội đồng yêu cầu trình bày vấn đề sâu hơn trong vòng phỏng vấn.
- Đừng sao chép bài luận của người khác, sử dụng các nội dung có trên internet hoặc nhờ người viết dùm để “làm đẹp” hồ sơ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội được chọn của bạn.
- Hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để thể hiện một cách đúng đắn và tốt nhất về các khía cạnh của bản thân.
Nếu bạn theo đuổi con đường du học và đang chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển, hãy dành thời gian tìm hiểu về cách viết essay xin học bổngđúng chuẩn và được đánh giá caothông qua bài viết hướng dẫn của chúng tôi.
4. Top 3 bài mẫu Personal Statement hay nhất
Top 3 mẫu Personal Statement hay nhất
Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp 3 bài mẫu Personal Statement hay nhất, bạn có thể tham khảo và áp dụng.
4.1. Mẫu 1
Đây là Personal Statement nộp đơn ứng tuyển xin hỗ trợ tài chính thông qua Học bổng Chương trình Nghiên cứu Quốc tế CIEE (CIEE International Study Programs Scholarships) và Học bổng Jennifer Ritzmann (The Jennifer Ritzmann Scholarship) cho các nghiên cứu sinh trong lĩnh vực Sinh học Nhiệt đới (Tropical Biology).
Xem và download tại đây:
https://docs.google.com/document/d/1REoM81xvO4RGow1EyVdFelFmTnJ3yhEo/edit?usp=sharing&ouid=105788494103734367145&rtpof=true&sd=true
4.2. Mẫu 2
Ở mẫu Personal Statement 2, tác giả mong muốn nộp đơn xin theo học ngành Tài chính và Kế toán (Accountancy and Finance) của một Trường Đại học ở châu Âu.
Tham khảo ngay tại đây:
https://docs.google.com/document/d/1EKTWJFQ–79EeeQ3z7QnmDv0RgLoDWz7/edit?usp=sharing&ouid=105788494103734367145&rtpof=true&sd=true
4.1. Mẫu 3
Tác giả của bài mẫu Personal Statement 3 có đam mê tìm hiểu, khám phá về đất nước, con người tại Mỹ và mong muốn được trải nghiệm cuộc sống sinh viên qua 4 năm Đại học. Do vậy, tác giả đã nộp hồ sơ du học đến đất nước này.
Tải mẫu miễn phí tại:
https://docs.google.com/document/d/13lKRee_EX9elS_9oNjOc54VPB5Z9Uccd/edit?usp=sharing&ouid=105788494103734367145&rtpof=true&sd=true
Personal Statement là bài luận giúp bạn thể hiện bản thân và là một phần quan trọng quyết định bạn có xứng đáng được chọn hay không. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được Personal Statement là gì cũng như cách viết Personal Statement gây ấn tượng và thu hút hội đồng tuyển sinh, tăng khả năng nhận học bổng vào các trường bạn mong muốn nhé.